Xuất nhập khẩu có thể được hiểu theo nghĩa cơ bản là hoạt động mua – bán hoặc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ với nhau. Đây cũng được xem là một lĩnh vực quan trọng, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sức mạnh của một quốc gia. Vậy khái niệm và vai trò của ngành xuất nhập khẩu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Khái niệm về xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (export – import) là hoạt động mua bán hoặc trao đổi hàng hóa quốc tế. Hoạt động này sẽ bao gồm 2 thành phần chính, nhập khẩu (import) và xuất khẩu (export) trong đó:

Nhập khẩu (Import): là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia khác đưa vào quốc gia của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhưng trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước và bắt đầu phân phối, người nhập khẩu phải cung cấp đầy đủ các thông tin theo Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP trong đó gồm có: 

  • Tên hàng hóa, sản phẩm.
  • Mã số, số lượng.
  • Trọng lượng, khối lượng.
  • Chủng loại, chất lượng.
  • Xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. 
  • Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Xuất khẩu (export): Ngược lại với nhập khẩu, xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa trong nước trao đổi hoặc buôn bán với các quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, các mặt hàng mà nước ta mạnh về xuất khẩu như: Nông sản, Thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ,….

Và đó là những khái niệm cơ bản về xuất nhập khẩu mà bạn cần biết.

Dịch vụ hàng lẻ
Khái niệm cơ bản về ngành xuất nhập khẩu

Ngoài ra, bạn cũng tham khảo thêm về khái niệm xuất nhập khẩu là gì được nêu trong Luật thương mại của Việt Nam. Theo đó:

“Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hoặc trao đổi hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài. Việc mua bán hoặc trao đổi hàng hóa phải được căn cứ và dựa trên các hợp đồng rõ ràng, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.”

2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu

Như được đề cập ở phần trên của bài viết, hoạt động xuất nhập khẩu có thể quyết định rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và sức mạnh của một quốc gia. 

Lý do: 

  • Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn, giúp đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới giữa các nước láng giềng, thúc đẩy kinh tế chung của các nước trong và ngoài khu vực.
  • Kế tiếp, hoạt động xuất nhập khẩu còn tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại của một quốc gia, kiến thức, thông tin, công nghệ, tài chính. Tác động sâu và rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong kinh tế Thế giới.
  • Cuối cùng, hoạt động xuất nhập khẩu tạo mối liên hệ giữa các quốc gia, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xem thêm: Phương pháp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả

3. Các câu hỏi thường gặp trong xuất nhập khẩu

3.1. Thời gian trung bình để thông quan cho 1 lô hàng xuất khẩu là bao lâu?

Trả lời: 

Thời gian thông quan trung bình đối với hàng xuất khẩu năm 2022 là 2 giờ 43 phút 9 giây, giảm hơn 17 phút so với năm 2021.

3.2. Các loại hàng hóa mất nhiều thời gian để nhập khẩu?

Trả lời: 

Cụ thể, thời gian thông quan trung bình đối với lô hàng nhập khẩu năm 2022 là 36 giờ 14 phút 32 giây, so với năm 2021 thời gian thông quan lô hàng nhập khẩu giảm gần 19 phút.

  • Đối với những loại hàng hóa thuộc danh mục Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, …) thời gian để thông quan hàng hóa có thể kéo dài hơn.
  • Đối với những loại hàng hóa mất nhiều thời gian để nhập khẩu, Sinovitrans sẽ có các giải pháp giúp bảo quản hàng hóa cho quý khách hàng trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí khác như phí lưu container, phí lưu bãi,…

3.3. Quy trình một lô hàng xuất khẩu như thế nào?

Trả lời: 

  • Xác định trước ngày đóng hàng vào container với đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics
  • Thuê tàu và cung cấp thông tin lô hàng (Hợp đồng, Commercial invoice, Packing list)
  • Kiểm tra và đóng hàng
  • Khai báo với hải quan xuất nhập khẩu
  • Hãng tàu phát hành B/L(hay còn được gọi là vận đơn vận chuyển hàng hóa).
  • Kiểm tra lại B/L và bộ chứng từ.
  • Bên đơn vị vận chuyển gửi toàn bộ chứng từ cho người mua hàng(người nhập khẩu) nhằm hoàn tất các thủ tục từ đầu nước ngoài và nhập hàng.

3.4. Quy trình một lô hàng nhập khẩu như thế nào?

Trả lời: 

Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu (qua email)

  • Nhận bộ chứng từ bản chính và tiến hành khai báo với hải quan.
  • Nhận thông báo nộp thuế nhập khẩu.
  • Liên hệ hãng tàu để nhận Lệnh Giao Hàng (D.O).
  • Ra bến cảng nộp bộ hồ sơ, chứng từ bản gốc cho hải quan xuất nhập khẩu.
  • Làm các thủ tục kiểm hóa và thông quan lô hàng với hải quan, đóng tiền, giao nhận hàng với thương vụ cảng.
  • Điều xe có tải trọng phù hợp vào lấy hàng đưa về kho.

Trường hợp nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ về toàn bộ quy trình xuất nhập khẩu thì có thể thuê và hợp tác các đơn vị, doanh nghiệp hoặc đối tác cung cấp dịch vụ Logistics. Các đơn vị này sẽ giúp người nhập khẩu hoàn tất các thủ tục cần thiết để thông quan một lô hàng.

3.5. Các chi phí khi nhập khẩu chính ngạch đường biển và thuế VAT?

Trả lời:  

Các chi phí mà người nhập khẩu hàng hóa phải trả đối với từng điều kiện nhập khẩu:

EXW (Giá xuất xưởng):

– Chi phí trucking (phí vận chuyển nội địa từ xưởng của người bán đến bãi cont)

– Chi phí khai báo hải quan xuất khẩu.

– Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off…)

– Phụ phí cước vận chuyển đường biển (Ocean freight)

– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)

– Chi phí khai báo hải quan nhập khẩu.

– Phí vận chuyển nội địa từ bãi container đến kho của người nhập.

Free on Board (FOB):

– Chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng

– Thuế xuất khẩu hàng hóa và thuế làm thủ tục xuất khẩu.

– Lưu ý, giá FOB sẽ không bao gồm chi phí vận tải đường biển và chi phí mua bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển.

Giá thành sản phẩm, bảo hiểm, cước phí (CIF):

– Chi phí này sẽ bao gồm giá thành sản phẩm

– Cước phí vận chuyển hàng hóa đường biển

– Phí bảo hiểm 

– Ngoại trừ phí bảo hiểm thì phí CIF cũng tương tự như phí CFR( giá thành, cước phí)

Các trường hợp được miễn thuế XNK: 

+ Hàng hóa tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển  lãm, giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa bao được tiêu thụ trong nội địa.

+ Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam, hoặc mang ra nước ngoài theo quy định.

+ Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài hoặc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.

+ Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

3.6. Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì

Trả lời: 

Xuất – nhập khẩu chính ngạch là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài. Việc mua bán và trao đổi hàng hóa bắt buộc phải tuân theo các hợp đồng giữa người mua và người bán bán, hợp đồng phải tuân theo quy định và thông lệ quốc tế.

Yêu cầu đối với hàng hóa trong XNK chính ngạch:

– Hàng hóa phải có trong danh mục được phép xuất nhập khẩu theo quy định của nước nhập khẩu.

– Hàng hóa phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi được vận chuyển.

– Thương nhân phải công khai nguồn gốc, xuất xứ của hàng với cơ quan hải quan.

– Được kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành – cơ quan hải quan.

– Trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu và phân phối nội địa, thương nhân phải hoàn tất mọi thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

4. Các từ tiếng anh trong ngành xuất nhập khẩu

4.1. Từ viết tiếng anh cơ bản trong ngành xuất nhập khẩu

  • Exporter: đơn vị xuất khẩu
  • Export: xuất khẩu
  • Import: nhập khẩu
  • Importer: đơn vị nhập khẩu
  • Sole Agent: đại lý độc quyền
  • Exclusive distributor: nhà phân phối độc quyền
  • Customer: khách hàng
  • Consumer: người tiêu dùng cuối cùng
  • Consumption: tiêu thụ
  • Manufacturer: nhà máy sản xuất (factory)
  • Supplier: đơn vị cung cấp
  • End user = consumer 
  • Producer: nhà sản xuất
  • Trader: trung gian thương mại
  • Commission based agent: đại lý trung gian (thu hoa hồng)
  • OEM: original equipment manufacturer: nhà sản xuất thiết bị gốc
  • ODM: original design manufacturer: nhà thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng
  • Entrusted export/import: xuất nhập khẩu ủy thác
  • Brokerage: hoạt động trung gian (broker-người làm trung gian)
  • Intermediary = broker
  • Export/import license: giấy phép xuất/nhập khẩu
  • Customs declaration:  khai báo hải quan
  • Customs clearance: thông quan
  • Customs declaration form: Tờ khai hải quan
  • Tax(tariff/duty): thuế
  • Export-import process: quy trình xuất nhập khẩu
  • Export-import procedures: thủ tục xuất nhập khẩu
  • Export/import policy: chính sách xuất/nhập khẩu (3 mức)
  • Processing: hoạt động gia công
  • Temporary import/re-export: tạm nhập-tái xuất
  • Temporary export/re-import: tạm xuất-tái nhập
  • Processing zone: khu chế xuất
  • GST: goods and service tax: thuế giá trị gia tăng (bên nước ngoài)
  • VAT: value added tax: thuế giá trị gia tăng
  • Special consumption tax: thuế tiêu thụ đặc biệt
  • General Department: tổng cục
  • Department: cục
  • Sub-department: chi cục
  • Customs: hải quan
Các từ tiếng anh trong ngành xuất nhập khẩu
Các từ tiếng anh trong ngành xuất nhập khẩu

4.2. Từ vựng tiếng anh của ngành Khai Báo Hải Quan

Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết các hàng hóa trên tàu chở hàng)

C&F. (cost & freight): bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm

C.I.F. (cost, insurance & freight): bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí

Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)

Container port (cảng công-ten-nơ); to Containerize (cho hàng vào công-ten-nơ)

Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

F.a.s. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.

F.o.b. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu

Freight: Hàng hóa được vận chuyển

Irrevocable: Không thể hủy ngang; unalterable – irrevocable letter of credit (tín dụng thư không hủy ngang)

Letter of credit (L/C): Tín dụng thư(hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu)

Merchandise: Hàng hóa mua và bán

Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)

Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời

Ship: Vận chuyển (hàng) bằng đường biển hoặc đường hàng không; tàu thủy

Shipment (việc gửi hàng)

Shipping agent: Đại lý tàu biển

Waybill: Vận đơn (cung cấp thông tin về hàng hóa được gửi đi)

4.3. Một số từ tiếng Anh được viết tắt trong ngành xuất nhập khẩu

  • Cost, Insurance and Freight (CIF): Tiền hàng hóa, bảo hiểm và cước phí
  • Change of Destination (COD): Phụ phí thay đổi nơi đến
  • Delivered at Place (DAP): Giao tại nơi đến
  • Delivered at Terminal (DAT): Giao tại bến
  • Delivered Duty Paid (DDP): Giao hàng đã được nộp thuế
  • Delivery Order (D/O): Lệnh giao hàng
  • Destination Delivery Charge (DDC): Phụ phí khi giao hàng tại cảng đến
  • Documents Against Acceptance (D/A): Chấp nhận thanh toán trao chứng từ trả chậm
  • Documents Against Payment (D/P): Thanh toán để nhận chứng từ
  • Drafts (B/E): Hối phiếu
  • Ex Work (EXW): Giao hàng tại xưởng
  • Federation Internationale Association de(FIATA): Liên đoàn quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa
  • FIATA B/L (FBL): Vận đơn của FIATA
  • Forwarder’s Cargo Receipt (FCR): Vận đơn của người giao nhận
  • Free Alongside Ship (FAS): Giao hàng hóa dọc mạn tàu
  • Free Carrier (FCA): Giao hàng hóa cho người chuyên chở
  • Free on Board (FOB): Giao hàng hóa lên tàu
  • Full container Load (FCL/FCL): Phương pháp vận chuyển hàng chẵn bằng container
  • Good Storage Practice (GPS): Thực hành bảo quản hàng hóa, kho vận tốt
  • Harmonized System Codes (HS Code): Mã số HS
  • House Airway Bill (HAWB): Vận đơn nhà
  • International Commercial Terms (Incoterms): Điều kiện, điều khoản thương mại quốc tế
  • International Chamber of Commercial (ICC): Phòng thương mại quốc tế
  • Less than container Load (LCL/LCL): Phương pháp vận chuyển hàng hóa lẻ bằng container
  • Letter of Credit (L/C): Thư tín dụng
  • Long ton (LT): Tấn (1016,46kg) theo hệ Anh
  • Mail Transfer (M/T): Chuyển tiền bằng thư qua bưu điện

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin và khái niệm  hoạt động xuất nhập khẩu. Trường hợp nếu doanh nghiệp của bạn đang có dự định sẽ xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác nhưng thiếu nhân lực, đội ngũ không am hiểu về các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu thì có thể thuê hoặc hợp tác với một đối tác cung cấp dịch vụ Logistics. 

Sinovitrans với hơn 12 năm kinh nghiệm và đã hoàn thành nhiều dự án Logistics có quy mô lớn. Cam kết mang đến cho quý khách hàng và đối tác các giải pháp Logistics chính xác và hiệu quả nhất.

Để được tư vấn thêm quý công ty vui lòng liên hệ: 

Công ty TNHH Logistics Sinovitrans

Trụ sở chính Hồ Chí Minh: L001, Lô L, Tầng 1, Docklands Saigon, 99 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM

Hotline: (+84-28)-3873 1212

Email: Huangjunda.vn@sinotrans.com

Xem thêm: Cách triển khai mô hình chuỗi cung ứng SCOR