Ở các bài trước chúng ta đã biết về khái niệm chuỗi cung ứng và các tiêu chí đánh giá chuỗi cung ứng hiệu quả như thế nào. Nhưng để tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí phát sinh, hàng tồn kho,… thì chúng ta phải biết vận hành chuỗi cung ứng SCOR nhiều cấp bậc. Vậy các bước để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng SCOR này là như thế nào? Hãy cùng Sinovitrans tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Tại sao doanh nghiệp cần sơ đồ chuỗi cung ứng SCOR
Mô hình cũ(quản lý theo phòng ban) hiện nay được đánh giá là lạc hậu, gây ra nhiều xung đột làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp như dự báo thiểu chính xác, sản xuất không đáp ứng yêu cầu,… Trong khi đó, mô hình SCOR Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Operation Reference) được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, cân bằng cung cầu, kết nối các phòng ban chặt chẽ. Từ đó, doanh nghiệp hoạch định được chiến lược phát triển rõ ràng và hiệu quả hơn.
Để xây dựng một doanh nghiệp, một chuỗi cung ứng tốt, đảm bảo đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng, chúng ta phải biết cách xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng theo hướng chiều ngang (horizontal). Sơ đồ này sẽ giúp tăng tính phối hợp nhịp nhàng tất cả các khâu vận hành lại với nhau.
2. Triển khai sơ đồ SCOR 6 bước
2.1. Lập kế hoạch theo nhu cầu của thị trường
Để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, giảm thiểu số lượng hàng tồn kho. Thì trước tiên, doanh nghiệp phải có một kế hoạch cụ thể, ví dụ như sản phẩm đáp ứng được nhu cầu gì của khách hàng. lượng khách hàng mục tiêu (dựa theo tiêu chí độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích,…), nhu cầu của thị trường là bao lâu (ngày, tháng, năm), các dịch vụ bảo hành, hậu mãi sau khi mua,…
2.2. Tìm nguồn cung ứng, nhà cung cấp
Sau khi đã có 1 kế hoạch cụ thể để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, kế tiếp doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm nhà cung cấp, nhà thầu có thể đáp ứng tốt nguồn cung trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng. Để đánh giá tốt nhà cung cấp, bạn có thể dựa trên các tiêu chí như: Giá thành và chất lượng nguyên vật liệu, cách xử lý tình huống khẩn cấp, chi phí vận chuyển đến nhà máy hoặc khu vực sản xuất,…
2.3. Tối ưu dây chuyền sản xuất
Khi đã tìm kiếm được nhà cung cấp tốt và uy tín, doanh nghiệp sẽ phải tối ưu dây chuyền sản xuất. Đây luôn là một trong những điều quan trọng giúp toàn bộ chuỗi cung ứng hoạt động tốt nhất. Tại đây doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo 3 tiêu chí, tự động hóa dây chuyền sản xuất, đảm bảo nguồn nhân lực hoạt động tốt, có kế hoạch dự phòng khi gặp sự cố. Việc đảm bảo 3 tiêu chí này sẽ giúp việc sản xuất hoạt động trơn tru, không đứt gãy trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng.
2.4. Lập kế hoạch Logistics, Delivery
Ngoài các chi phí vận hành, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thì logistics luôn là một trong những khâu “ngốn” nhiều chi phí nhất trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, Logistics còn là chìa khóa giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Vì thế doanh nghiệp phải luôn chú trọng tìm ra giải pháp logistics phù hợp nhất để đáp ứng đủ và tốt tất cả các nhu cầu của khách hàng.
Tại đây, nếu doanh nghiệp đủ lớn thì có thể chọn phương án thành lập một phòng ban riêng để đảm bảo hoạt động logistics của chuỗi cung ứng. Hoặc tìm kiếm đối tác thứ 3, 4 để tìm ra phương án Logistics tốt nhất.
2.5. Giải quyết vấn đề trả hàng
Đối với các doanh nghiệp có ít chi nhánh tại các tỉnh thành Việt Nam, thì việc trả hàng cho những sản phẩm lỗi sẽ rất đắt đỏ so với việc giao hàng hóa đến với khách hàng. Vì thế doanh nghiệp có thể chọn hợp tác với các đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín tại Việt Nam như giao hàng tiết kiệm, Viettel Post, JK Express,…
Khi phối hợp với một hoặc nhiều bên đối tác, doanh nghiệp sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn và nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Ngoài ra, việc này cũng sẽ giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh cho vấn đề trả hàng.
2.6. Hỗ trợ khách hàng trước và sau khi sử dụng dịch vụ
Khách hàng, khách hàng và khách hàng cái gì quan trọng thì phải được nhắc ba lần. Khách hàng luôn là yếu tố sẽ quyết định của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng. Nhu cầu của khách hàng có thể thường xuyên thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế doanh nghiệp phải luôn dự đoán chính xác và nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, định vị được thương hiệu thương hiệu trên thị trường luôn là điều mà doanh nghiệp nên hướng đến. Việc hỗ trợ khách hàng trước và sau khi mua là một điều vô cùng quan trọng trong việc đưa hình ảnh thương hiệu đi lên trong mắt khách hàng.
Để phản ứng tốt trong mọi tình huống, doanh nghiệp phải có một đội ngũ chăm sóc khách hàng đủ kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải, tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
3. Hiệu quả mang lại của sơ đồ chuỗi cung ứng SCOR
Các hiệu quả của việc xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng SCOR:
- Nâng cao sự phối hợp nhịp nhàng trong khâu vận hành, hoạt động kinh doanh.
- Tối ưu vai trò của logistics.
- Đảm bảo việc giao nhận hàng hóa, dịch vụ đúng hạn.
- Giải quyết vấn đề tồn kho.
- Nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
- Đảm bảo nguồn lực và chi phí.
- Mang lại sản phẩm có giá thành tốt nhưng chất lượng không thay đổi, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
4. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin và các bước triển khai mô hình chuỗi cung ứng SCOR hiệu quả. Để biết thêm chi tiết và nhận tư vấn xây dựng mô hình chuỗi cung ứng SCOR hiệu quả quý khách có thể liên hệ đến Sinovitrans tại số Hotline (+84-28)-3873 1212 (chi nhánh TP.HCM) hoặc quý khách có thể đến trực tiếp trụ sở chính và các chi nhánh, văn phòng đại diện.
Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Trụ sở chính Hồ Chí Minh: L001, Lô L, Tầng 1, Docklands Saigon, 99 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM
Email: Huangjunda.vn@sinotrans.com