Phát triển hệ thống vận chuyển bền vững trong logistics là một phần quan trọng trong việc vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sở hữu một hệ thống vận chuyển bền vững, doanh nghiệp sẽ có thể đảm bảo được việc vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
1. Một số phương pháp thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững
1.1. Đầu tư công nghệ và thiết bị
Nhằm giảm thiểu lượng khí thải và nhiên liệu tiêu thụ trong suốt quá trình vận chuyển, doanh nghiệp cần phải sử dụng các phương tiện vận chuyển mới nhất và đảm bảo các phương tiện này được bảo dưỡng, bảo trì dựa trên quãng đường mà nhà sản xuất đưa ra cho từng dòng xe, thiết bị.
1.2. Tối ưu tuyến đường vận chuyển
Trước khi bắt đầu đưa hàng hóa vào trong container để vận chuyển, doanh nghiệp cần phải phân tích và thiết lập tuyến đường vận chuyển hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khoảng cách và thời gian vận chuyển.
1.3. Sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường
Nhằm giảm thiểu lượng khí thải và bắt kịp xu hướng sử dụng năng lượng tự nhiên. Nhiều đơn vị vận chuyển trên thế giới đang bắt đầu sử dụng những dòng xe điện, các thiết bị sử dụng khí đốt hay còn được gọi là khí thiên nhiên. Bằng việc sử dụng hai nguồn nhiên liệu này, doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh khi giá xăng dầu theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
1.4. Quản lý kho hàng thông minh:
Hiện nay, việc quản lý kho hàng đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ các phần mềm hỗ trợ quản lý kho bãi, các máy móc, thiết bị sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa. Các phần mềm này sẽ hỗ trợ việc xuất, nhập hàng hóa được trở nên tối ưu, hạn chế tình trạng hư hỏng hàng hóa và lãng phí thời gian.
1.5. Áp dụng Logistics trong hoạt động kinh doanh
Việc tái cơ cấu hoạt động trong chuỗi cung ứng theo nền kinh tế xanh đã và đang trở thành một xu hướng trên toàn cầu. Tuy nhiên việc triển khai mô hình kinh tế xanh vẫn còn nhiều mặt hạn chế tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quá cao, sẽ gây ảnh hưởng về giá và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.6. Thiết lập các hợp đồng vận chuyển bền vững
Thiết lập các hợp đồng vận chuyển bền vững với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để đảm bảo việc vận chuyển được thực hiện một cách bền vững và có ích cho môi trường.
1.7. Sử dụng hệ thống quản lý vận chuyển
Sử dụng hệ thống quản lý vận chuyển để theo dõi và phân tích hoạt động vận chuyển, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
1.8. Tuyển dụng và đào tạo nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng sẽ luôn đảm bảo các hoạt động của chuỗi cung ứng hoạt động bình thường. Mặc dù, hiện nay nhiều máy móc, thiết bị có thể thay thế con người trong việc vận hành nhà máy sản xuất, sắp xếp hàng hóa,… Thì việc sở hữu nhân lực am hiểu về Logistics vẫn rất cần thiết, giúp khắc phục nhanh chóng những tình huống bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
1.9. Xem xét các phương thức vận chuyển khác nhau:
Xem xét các phương thức vận chuyển khác nhau như vận chuyển đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy để tìm kiếm phương thức vận chuyển hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường.
1. 10. Giảm thiểu chi phí vận chuyển
Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, cần phải tối ưu hóa quy trình vận chuyển, phân tích tuyến đường và đảm bảo sự hiệu quả trong việc quản lý hàng hóa.
1.11. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác
Thiết lập các mối quan hệ đối tác bền vững với các đối tác và khách hàng để đảm bảo việc vận chuyển được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho cả các bên.
1.12. Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường
Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường được đặt ra bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế để đảm bảo việc vận chuyển được thực hiện một cách bền vững.
Xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? Khái niệm cơ bản của ngành xuất nhập khẩu
2. Lợi ích của việc thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững trong Logistics
Việc thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững trong Logistics mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cho môi trường. Sau đây là một số lợi ích cụ thể:
1. Tiết kiệm chi phí: Một hệ thống vận chuyển bền vững có thể giúp giảm thiểu các chi phí vận chuyển bằng cách sử dụng các phương tiện vận chuyển hiệu quả hơn và giảm thiểu lượng chất thải.
2. Tăng năng suất: Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển hiệu quả hơn có thể giúp tăng năng suất và giảm thời gian vận chuyển.
3. Cải thiện thương hiệu và chất lượng dịch vụ của công ty: Thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững cũng có thể giúp cải thiện hình ảnh, thương hiệu công ty và tăng độ tin cậy của khách hàng.
4. Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường có thể giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm không khí, đóng góp tích cực cho bảo vệ môi trường.
5. Đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Nhiều khách hàng đang quan tâm đến sự bền vững của hệ thống vận chuyển của công ty mình. Thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững có thể giúp các tổ chức đáp ứng yêu cầu của khách hàng và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
6. Tăng tính cạnh tranh: Thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững có thể giúp các tổ chức tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng mới.
Với các lợi ích vừa nêu trên, việc thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững không chỉ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hoạt động kinh doanh mà còn cho môi trường và cộng đồng nói chung.
3. Kết luận
Trên đây là một số lời khuyên để thiết lập hệ thống vận chuyển bền vững trong logistics. Các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đảm bảo hoạt động vận chuyển diễn ra một cách bền vững và có ích cho môi trường.
Để được tư vấn thêm quý công ty vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Trụ sở chính Hồ Chí Minh: L001, Lô L, Tầng 1, Docklands Saigon, 99 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú, Q7, TP.HCM
Hotline: (+84-28)-3873 1212
Email: Huangjunda.vn@sinotrans.com
Website: https://sinovitrans.com/