Theo định nghĩa phổ biến thì quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) là sự tổng hợp của tất cả mọi thứ về khâu vận hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm cả việc sản xuất, quản lý kho bãi và phân phối hàng hóa nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn đi đôi với nhau, tạo nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp trong việc đem hàng hóa, dịch vụ đến tận tay khách hàng. Vậy một chiến dịch logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì sẽ bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng Sinovitrans tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng

1.1. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Nói ngắn gọn nhất thì quản lý chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình mà doanh nghiệp phải làm nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng. Việc này sẽ bao gồm cả việc quản lý mạng lưới thông tin, dây chuyền sản xuất, chi phí phân phối hàng hóa đến các đại lý và người tiêu dùng.

Một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo ra dòng chảy liên tục về hàng hóa, dịch vụ, thông tin, dòng tiền. Điều đây cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí vận hành và mang cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất..

Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng
Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng

1.2. Tại sao chúng ta cần phải quản lý tốt chuỗi cung ứng?

Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những điều quan trọng nhất trong việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Khi có một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp có thể đạt những điều sau đây:

  • Đảm bảo quy trình sản xuất, kinh doanh luôn hoạt động chặt chẽ, trơn tru, giúp việc kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng và chính xác.
  • Hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu các chi phí phát sinh.
  • Định vị được thương hiệu trên thị trường, cam kết chất lượng sản phẩm và đáp ứng tức thì các nhu cầu của khách hàng.
  • Phát triển doanh nghiệp bền vững, mang đến nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập trong và ngoài nước.

1.3. Chuỗi cung ứng có chức năng gì trong kinh doanh?

Chuỗi cung ứng có thể được sử dụng với nhiều hình thức phức tạp hoặc đơn giản tùy vào sản phẩm và nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp. Việc này sẽ bao gồm tất cả quá trình như lên ý tưởng, quy trình sản xuất, đóng gói, thành phẩm được chuyển đến các đại lý, trung gian nhằm tiếp cận khách hàng – người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Tất cả những điều được kể trên đều sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí nếu doanh nghiệp không có một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Từ những điều trên, ta có thể thấy việc quản trị tốt chuỗi cung ứng nắm vai trò nòng cốt trong việc hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. 

Chức năng của việc quản lý chuỗi cung ứng trong kinh doanh
Chức năng của việc quản lý chuỗi cung ứng trong kinh doanh

2. Cách để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhất

2.1. Tìm kiếm nguồn cung tốt nhất

Đối với các nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra thành phẩm, thì việc quản lý thu, mua nguồn cung với giá thành và chất lượng tốt nhất là một điều cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp tìm được càng nhiều nhà cung cấp tốt sẽ giúp gia tăng chất lượng sản phẩm đáng kể, giảm thiểu chi phí sản xuất. Đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra trơn tru và ổn định.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang hoạt động tại nhiều địa phương hoặc nhiều quốc gia thì không nên quá chú trọng vào việc tìm kiếm nguồn cung giá rẻ. Thay vào đó doanh nghiệp nên có một giải pháp thích hợp với các nhà cung cấp uy tín nhằm thúc đẩy việc hợp tác lâu dài và giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu.

2.2. Tự động hóa chuỗi cung ứng

Công nghiệp và tự động hóa 4.0 đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp, rất nhiều công việc của con người giờ đây đều có thể được thay thế bởi máy móc và được hoàn tất một cách tự động. 

Việc một doanh nghiệp có thể tự động hóa chuỗi cung ứng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tối ưu chi phí và quan trọng hơn hết là mang được sản phẩm đến tay khách hàng một cách tốt nhất.

2.3. Kiểm soát chi phí

Chi phí sản xuất, vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc niêm yết giá thành của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có thể kiểm soát được các chi phí này, thì giá niêm yết của sản phẩm sẽ được giảm đi đáng kể nhưng chất lượng vẫn không thay đổi. Điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các doanh nghiệp khác. 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lớn đang hướng đến việc địa phương hóa trong quy trình phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng. Các lợi ích của việc địa phương hóa mang lại:

  • Đảm bảo thời gian phân phối sản phẩm đến với khách hàng.
  • Giảm thiểu các chi phí vận chuyển.
  • Tăng hiệu quả kinh tế và tăng trải nghiệm của người tiêu dùng.
  • Định vị được thương hiệu trong thị trường địa phương.
Kiểm soát chi phí tốt sẽ mang lại hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Kiểm soát chi phí tốt sẽ mang lại hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

2.4. Cấu hình mạng lưới phân phối

Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, sẽ dẫn đến nhiều yếu tố khác cũng bị thay đổi như: mức độ sản xuất, lựa chọn đối tác và thay đổi dòng phân phối mới của sản phẩm. Tất cả những điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến mạng lưới phân phối. 

Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau:

  • Luôn có một chiến lược phân phối dự phòng
  • Kiểm soát tồn kho
  • Đảm bảo các hợp đồng cung ứng

2.5. Sử dụng nguồn lực từ bên ngoài

Trường hợp nếu doanh nghiệp muốn đầu tư vào một thị trường mới nhưng chưa hiểu rõ về thị trường đó, thì có thể sử dụng đến nguồn lực từ bên ngoài. Việc đầu tư với một đối tác am hiểu về thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được tối đa chi phí phân phối hàng hóa, kho bãi, các rủi ro có thể xảy ra. 

Ngoài ra nó còn cho phép doanh nghiệp giảm đi các chi phí không cần thiết như tiền thuê nhân công, các chi phí đào tạo nhân lực. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn cũng có thể cùng đối tác vạch ra 1 chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, cụ thể và chi tiết nhằm tăng cường việc hợp tác lâu dài giữa 2 bên.

3. Mối quan hệ giữa logistics và chuỗi cung ứng

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rằng logistics và chuỗi cung ứng là giống nhau. Nhưng thật chất Logistics chỉ là một phần nhỏ trong tất cả các quá trình của chuỗi cung ứng. Như chúng ta được biết từ đầu bài viết đến bây giờ, chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình lên ý tưởng, sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay của người tiêu dùng.

Logistics chính là nhân tố quan trọng cuối cùng trong việc hoàn tất chuỗi cung ứng. Một chiến dịch logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được tối đa chi phí phân phối, vận chuyển, kho bãi,… và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Logistics là nhân tố cuối cùng trong việc quản lý chuỗi cung ứng
Logistics là nhân tố cuối cùng trong việc quản lý chuỗi cung ứng

4. Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin về chuỗi cung ứng và các cách để doanh nghiệp có thể quản trị chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Sinovitrans tự tin mang đến cho khách hàng một cái nhìn bao quát về chuỗi cung ứng toàn diện và lên kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả nhất về chi phí, cách vận hành và phân phối hàng hóa. 

Hiện nay, Sinovitrans đã có 5 chi nhánh tại các tỉnh thành Việt Nam. Thiết lập được mối quan hệ mật thiết với nhiều quản lý nhà kho, chủ nhà xe nhằm đáp ứng được tất cả tiêu chí của các khách hàng. Để nhận tự vấn, quý khách có thể gọi đến số hotline (+84-28)-3873 1212.