Ở bài chuỗi cung ứng là gì, chúng ta đã được biết đến các khẩu vận hành và cách hoạt động để kinh doanh để giúp việc quản lý chuỗi cung ứng dễ dàng và chính xác hơn. Vậy làm sao để ta có thể đánh giá tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng của mình đang được vận hành tốt. Làm sao ta biết được nhà cung cấp vật liệu, nhân viên của mình đang làm việc tốt? Hãy cùng Sinovitrans tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây về các tiêu chí đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng.

1. Đo lường và đánh giá chuỗi cung ứng

1.1. Về nhà cung cấp

Điều đầu tiên khi nhắc đến chuỗi cung ứng ta chắc chắn sẽ phải nói đến nhà cung cấp. Khi doanh nghiệp có được một hoặc nhiều nhà cung cấp tốt, bộ máy chuỗi cung ứng sẽ luôn trong tình trạng ổn định. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng là một trong những điều sẽ quyết định giá thành sản phẩm, chi phí vận hành của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Thông thường thì các nhà điều hành trong chuỗi cung ứng, sẽ chỉ sử dụng những thông tin được tổng hợp sẵn của nhà cung cấp. Rất ít khi đào sâu vào từng mắt xích của nhà cung cấp, điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá nhà cung cấp rất chủ quan và không chính xác.

Việc ở đây bạn cần làm đó là đào sâu hơn về toàn bộ thông tin của nhà cung cấp đó, bao gồm: 

  • Chi phí nguyên vật liệu có thường xuyên thay đổi không.
  • Các con số, thông tin đánh giá hoạt động kinh doanh, vận hành của nhà cung cấp. 
  • Cách xử lý, giải quyết tình huống khi gặp rủi ro.
  • Nguồn lực, nhân công của nhà cung cấp.
Nhà cung cấp tốt sẽ giúp giảm giá thành của sản phẩm mang đến lợi thế cạnh tranh

1.2. Về chi phí sản xuất, vận hành

Ở bước này bạn sẽ cần phải đo lường và đánh giá toàn bộ chi phí cho việc vận hành của nhà máy, doanh nghiệp. Trong đó sẽ gồm có 3 ý chính :

  • Chi phí làm ra thành phẩm từ nguyên vật liệu thô
  • Chi phí thuê nhân công, nguồn lực.
  • Chi phí duy trì hoạt động sản xuất.

Một khi đã kiểm soát tốt được 3 tiêu chí trên, bạn có thể quyết định giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ trong chuỗi cung ứng. Kiểm soát càng tốt, giá thành càng thấp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước. 

Ngoài ra, nó còn sẽ giúp doanh nghiệp có những cơ hội vươn xa hơn, hội nhập với thị trường quốc tế, khẳng định được vị thế của thương hiệu và sản phẩm.

1.3. Về điều kiện nhập và phân phối hàng hóa

Về tiêu chí đánh giá thì bạn chỉ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Toàn bộ chi phí nhập nguyên vật liệu thô và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
  • Chi phí thuê kho bãi, xuất, nhập hàng hóa trong kho.
  • Chi phí bảo quản hàng hóa trong kho, trường hợp nếu sản phẩm có hạn sử dụng thì doanh nghiệp phải thường xuyên lập thống kê hàng tồn trong kho.

Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động tại nhiều địa điểm hoặc nhiều quốc gia sẽ ưu tiên chọn phương pháp địa phương hóa. Nói nôm na thì đây là phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp có thể đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bằng việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và đúng số lượng.  

Một điểm cộng nữa đó là phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp có thể hỗ trợ tốt việc đổi trả, khiếu nại của khách hàng. Giúp khẳng định tốt hình ảnh của thương hiệu trên thị trường và trong mắt khách hàng.

Tối ưu Logistics giúp tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
Tối ưu Logistics giúp tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng

1.4. Về trung gian, kênh phân phối (nếu có)

Nếu sản phẩm không nằm trong ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) hoặc các mặt hàng cần có không gian trưng bày để tiếp cận được với khách hàng thì bạn sẽ không cần phải đánh giá tiêu chí này. 

Thông thường tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi sẽ lấy lợi nhuận từ 10 – 20% cho từng sản phẩm bán được. Tức là bạn sẽ phải đo lường thêm chi phí này để tính được lợi nhuận ròng cho từng sản phẩm bán được với khách. 

Các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Tik Tok Shop cũng được tính như là một kênh trung gian. Nhưng các sàn thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề Logistics, giảm thiểu chi phí trong quá trình mang sản phẩm đến tay của khách hàng. 

Các tiêu chí đánh giá bao gồm

  • Phần trăm lợi nhuận phải chia cho các kênh trung gian khi bán được sản phẩm.
  • Chi phí thuê truyền thông, marketing để tiếp thị khách hàng tại các kênh phân phối.
  • Các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút các kênh trung gian, nhà bán.

2. Chỉ số và tiêu chí đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng

Sau đây là một số tiêu chí (KPI) bạn có thể sử dụng nhằm đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng:

  • Tiêu chuẩn giao hàng: nhanh chóng, đúng hạn, đủ số lượng,…
  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ: đáp ứng quy cách sản phẩm, tỉ lệ hàng lỗi, đóng gói, đáp ứng yêu cầu KH,…
  • Thống kê tình trạng lô hàng.
  • Hoàn tất và gửi chứng từ chính xác.
  • Thanh toán hóa đơn: Luôn chính xác, đúng hạn,…
  • Giải quyết nhanh gọn vấn đề, trả lời và làm hài lòng khách hàng
  • Tiêu chuẩn, chi phí, hiệu quả, mục tiêu doanh số: Theo ngày, tháng, quý, năm.
  • Hiệu suất nội bộ: Giá trị hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt, tỉ suất sinh lời trên doanh thu, kinh phí duy trì,…
  • Tính linh hoạt của nhu cầu (khả năng đáp ứng nhu cầu mới về số lượng, sản phẩm mới theo xu hướng thị trường.
Các tiêu chí giúp đánh giá độ hiệu quả của chuỗi cung ứng
Các tiêu chí giúp đánh giá độ hiệu quả của chuỗi cung ứng

3. Khác biệt giữa chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu

3.1. Chuỗi cung ứng hiệu quả

Để xem xét tính hiệu quả/ tính tối ưu của toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng, chúng ta thực hiện đánh giá từ nhiều góc độ với nhiều tiêu chí khác nhau. Khi nói về một chuỗi cung ứng hiệu quả, người ta thường sẽ hướng đến tất cả những gì xảy ra bên trong hệ thống chuỗi cung ứng. Theo đó, một chuỗi cung ứng được xem là hiệu quả khi chúng ta có thể mang đến khách hàng những sản phẩm với có giá tốt nhất và chi phí sản xuất thấp nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét mức độ phối hợp hiệu quả của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, đối tác, kênh phân phối, nhà bán hàng trong chuỗi cung ứng để mở rộng quy trình sản xuất.

Sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu
Sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu

3.2. Chuỗi cung ứng tối ưu

Để đạt được chuỗi cung ứng tối ưu, ta phải xem xét thêm nhiều khía cạnh bên ngoài công ty. Ví dụ như: 

  • khách hàng họ có nhận được đúng sản phẩm, đúng hạn, đáp ứng yêu cầu của họ hay không. 
  • Nhà điều hành và nhà đầu tư phải theo dõi xem mức tăng trưởng của doanh thu so với các chi phí bắt buộc trong chuỗi cung ứng. 
  • Luôn có kế hoạch dự phòng nhằm giải quyết những rủi ro, vấn đề khó khăn như nguồn cung, tài chính, sự thay đổi thị trường, nhu cầu của khách hàng,…

4. Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin và tiêu chí bạn cần biết để đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, Sinovitrans hoàn toàn tự tin có thể giúp khách hàng có một cái nhìn bao quát hơn về chuỗi cung ứng và cách tối ưu Logistics hiệu quả. 

Để được hỗ trợ và tìm ra chiến dịch tạo nên một chuỗi cung ứng toàn diện, quý khách có thể gọi đến số hotline (+84-28)-3873 1212 hoặc đến trực tiếp 5 văn phòng đại diện của Sinovitrans tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Móng Cái, Tây Ninh. 

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: 1A Nguyễn Văn Quỳ, P.Phú Thuận, Q7, TP.HCM
  • Văn phòng Hà Nội: R.21, Tầng 5 Tòa nhà NO2 Gold Season, 47 Nguyễn Tuân, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
  • Văn phòng Hải Phòng: Phòng 616-618, Tầng 6, Tòa nhà TD, Lô 20A, Lê Hồng Phong, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Văn phòng Móng Cái: 12 Lê Hồng Phong, Phường Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh
  • Văn phòng Tây Ninh: Đường Hương Lộ 2, Ấp Suối Cao A, Xã Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tây Ninh