Ngành Logistics đang trở thành một xu thế toàn cầu, hiện tại trong năm 2022 tại Việt Nam đang có hơn 1500 doanh nghiệp về lĩnh vực này và sẽ có tăng thêm trong tương lai. Vì thế cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành nghề này là vô cùng cao. Vậy một doanh nghiệp Logistics sẽ gồm có những vị trí nào và mức lương cho từng vị trí là bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng Sinovitrans tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Tổng quan về ngành Logistics
1.1. Lịch sử hình thành của ngành Logistics
Logistics thật chất đã xuất hiện từ thời cổ đại, tiêu biểu nhất là trong cuộc chiến giữa đế chế La Mã và đế chế Hy Lạp. Lúc bấy giờ, những chiến binh Logistikas(tên gọi Logistics ngày đó) đảm nhận công việc vận chuyển hàng hóa như lương thực, thuốc men, vũ khí,… đến các doanh trại.
Công việc này được xem như là một trong những nhân tố quyết định của cuộc chiến, khi mỗi bên đều muốn bảo vệ nguồn cung ứng của mình và phá vỡ nguồn cung ứng của phe kia. Toàn bộ quá trình đều đòi hỏi rất nhiều về sự phối hợp và sự ăn ý của từng cá nhân, từ đó hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là Logistics.
1.2. Sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics
Sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics trên toàn thế giới cho đến nay được thể hiện các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn Logistic tại chỗ: Xuất hiện đầu tiên trong thế chiến thứ hai. Mục đích chính trong giai đoạn này là hợp lý hóa các hoạt động độc lập của một cá nhân hoặc dây chuyền sản xuất, lắp ráp thiết bị.
- Giai đoạn Logistics cơ sở sản xuất: Xuất hiện sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp sẽ tối ưu Logistics bằng cách luôn đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách trơn tru và ổn định nhất.
- Giai đoạn Logistics Doanh Nghiệp: Vào những năm 1970, các doanh nghiệp đã dần tối ưu tất cả các hoạt động Logistics diễn ra trong Doanh nghiệp. Ví dụ như việc vận chuyển hàng hóa giữa các nhà máy sản xuất với kho hàng; giữa tổng đại lý với các đại lý bán nhỏ lẻ khác.
- Giai đoạn Logistics chuỗi cung ứng: Giai đoạn chuỗi cung ứng được phát triển vào những năm 1980, lúc này các hoạt động Logistics được xâu chuỗi lại với nhau một cách thống nhất dựa trên 3 dòng liên kết: dòng thông tin, dòng sản phẩm, dòng tài chính.
- Giai đoạn Logistics toàn cầu: Sau khi chiến tranh trên toàn thế giới kết thúc, tất cả các quốc gia đều hướng đến một mục tiêu chung đó là phát triển kinh tế toàn cầu. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trên toàn thế giới. Trong quá trình Logistics toàn cầu diễn ra, các doanh nghiệp phải luôn đảm bảo tất cả các hoạt động vận chuyển, quản lý nguồn cung diễn ra một cách ổn định nhất. Ví dụ như về nguồn nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia.
- Giai đoạn Logistics thế hệ sau: Có nhiều ý kiến khác nhau về hướng phát triển của ngành Logistics trong tương lai. Có thể vào năm 2030, tất cả các hoạt động vận chuyển, điều hành kho bãi đều sẽ do máy móc phụ trách. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tin cho rằng máy móc sẽ chỉ đảm nhận được một hoạt động được lặp đi lặp lại. Còn việc tối ưu Logistics và phát triển đều sẽ do con người phụ trách, nên cơ hội nghề nghiệp cho ngành Logistics trong tương lai vẫn luôn rộng mở.
2. Các cơ hội việc làm trong ngành Logistics
2.1. Nhân viên lập chứng từ hàng hóa nhập, xuất khẩu
Các công việc gồm có:
- Chủ động liên lạc với nhân viên chứng từ/ giao nhận tại văn phòng để theo dõi đơn hàng, báo cáo đến các bên liên quan.
- Liên lạc và làm việc với các hãng tàu, đại lý nhận lệnh giao hàng (D/O), B/L,…
- Áp mã HS cho hàng hóa, trao đổi với các bên liên quan đến việc khai báo Hải Quan cho các mặt hàng nhập – xuất khẩu.
- Thực hiện tra cứu các văn bản luật, báo cáo tiến trình, tiến độ làm hàng.
- Lên tờ khai Hải Quan cho hàng hóa Xuất Nhập Khẩu trên hệ thống mạng Hải Quan, tức là khai Hải Quan điện tử.
2.2. Nhân viên hoàn tất thủ tục khai hải quan và thuế XNK
Các công việc gồm có:
- Kê khai và lập các tờ khai nhận cho hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.
- Hoàn tất các tài liệu liên quan:
– Xin quyết định không thu thuế (tùy mặt hàng)
– Xin giấy phép hạn ngạch
– Hối phiếu - Thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước, khách hàng của Công ty trong quá trình triển khai và hoàn tất công việc.
- Kiểm tra cẩn thận và chi tiết cho tất cả các giấy tờ cần thiết trước khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ.
- Làm báo cáo hàng ngày, tuần hoặc định kỳ theo quy định của công ty.
2.3. Quản lý xếp dỡ và đóng gói
Các công việc gồm có:
- Quản lý, phân công nhân viên trong việc sắp xếp hàng ở kho bãi.
- Giám sát việc đóng gói hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn.
- Lên các phương án xếp dỡ tối ưu nhất. Tạo sự thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa.
2.4. Sale, quản lý dịch vụ khách hàng
Các công việc gồm có:
- Tham gia tổ chức và quản lý các chương trình hoạt động Marketing của công ty.
- Tìm kiếm, lựa chọn, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Thường xuyên tạo liên kết và xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thực hiện tư vấn giúp khách hàng hiểu được từng sản phẩm, danh mục dịch vụ. Phối hợp với nhân viên đàm phán nhằm tạo điều kiện thuận lợi đến quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng theo quy định và chính sách của công ty.
2.5. Quản lý hoạt động vận tải
Các công việc gồm có:
Tổ chức, quản lý cho các công ty vận tải hàng hóa đường bộ, đường không, đường biển, đảm bảo các hoạt động Logistics diễn ra ổn định và đúng thời gian trong hợp đồng.
Công việc cụ thể:
- Trực tiếp điều hành các công tác vận tải
- Thường xuyên kiểm tra lịch trình chạy trên bảng đồng hồ, thực tế, định vị.
- Sắp xếp đôn đốc công việc cho nhân viên, đảm bảo lịch trình tại điểm xuất phát và bến bãi.
- Lên kế hoạch nâng cao hiệu quả Logistics, cắt giảm các chi phí không cần thiết.
2.6. Quản lý các hoạt động diễn ra trong kho hàng
Các công việc gồm có:
- Tối ưu việc bố trí, định vị kho bãi và sắp xếp hàng hóa.
- Kiểm tra và duy trì bảo quản hàng hóa trong kho.
- Tổ chức hệ thống sổ sách về việc nhập, xuất kho và các công việc hành chính trong kho.
- Đảm bảo việc lao động an toàn cho nhân viên, vệ sinh môi trường trong hoạt động kho.
- Quản lý các mã số, mã vạch.
2.7. Dự báo nhu cầu trong ngành Logistics
Các công việc gồm có:
- Phụ trách xây dựng các báo cáo vĩ mô, nhu cầu của thị trường.
- Tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm về các vấn đề kinh tế và làm báo cáo.
- Xây dựng các mô hình định lượng để đánh giá/dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô và nền kinh tế.
- Thực hiện nghiên cứu tin thị trường trong và ngoài nước hàng ngày.
- Báo cáo trực tiếp đến Trưởng phòng Phân tích.
2.8. Kế toán doanh nghiệp
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhân viên kế toán là vị trí không thể thiếu, kể cả trong công ty Logistics.
Các công việc mà người kế toán phải làm trong ngành Logistics:
- Chịu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính, các chi phí được thực hiện trong công ty.
- Kê khai và nộp các khoản tiền thuế theo quy định của nhà nước.
- Tổng hợp và làm báo cáo các chi phí trong công ty
2.9. Quản sự doanh nghiệp
Bên cạnh những vị trí cần tính chuyên môn cao, thì người làm quản sự, tuyển dụng trong công ty Logistics cũng vô cùng quan trọng. Việc thiếu hụt nhân sự sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong cách điều hành và vận hành của doanh nghiệp.
Các công việc mà một nhà quản sự doanh nghiệp phải làm trong ngành Logistics:
- Đăng tin, tuyển dụng các vị trí còn thiếu hụt trong công ty.
- Đặt, mua các nhu yếu phẩm cần thiết trong văn phòng.
- Hỗ trợ các phòng ban khác trong việc đưa thư, giấy tờ cần thiết.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi định kỳ cho tất cả nhân viên trong công ty.
- Tổ chức, sắp xếp thời gian cho các sếp, nhân viên sale đến gặp khách hàng.
2.10. Quản lý hậu cần trong doanh nghiệp
Các công việc gồm có:
- Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa.
- Phối hợp với nhà phân phối, đại lý kiểm hàng cuối tháng.
- Báo cáo tồn kho, hàng cận hạn dùng.
- Hoàn thành các công việc theo yêu cầu của Quản Lý trực tiếp.
3 Các câu hỏi thường gặp khi tuyển dụng Logistics
3.1. Xin việc ngành Logistic có dễ hay không?
Đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều người tò mò nhất, dù có học hay không theo học ngành này. Về cơ bản, ngành Logistic là một trong những ngành cần rất nhiều nguồn nhân lực. Theo thống kê, hiện nay ngành Logistics đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn với số lượng rất lớn. Vậy nên để có thể tìm được công việc ổn định trong ngành này, trước tiên bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc xuất, nhập khẩu, quản lý kho bãi, quản lý dự án,…
Để học được các kỹ năng và kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia các khóa học Logistics do các trung tâm giảng dạy. Hoặc đăng ký học tại các trường đại học lớn có chương trình dạy Logistics.
3.2. Tìm việc làm ngành logistics
Để tìm được một công việc tốt và ổn định trong ngành Logistics, trước tiên bạn sẽ cần chuẩn bị nền tảng kiến thức thật tốt cũng như là các kinh nghiệm trong việc quản lý công việc như vận hành kho bãi, quản lý hoạt động vận tải.
Kế đó, bạn cần có một bộ CV ấn tượng, chuyên nghiệp bao gồm các công việc đã từng làm và các chứng chỉ cần thiết. Việc này sẽ thể hiện được những điểm mạnh của bạn, giúp dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng.
3.3. Môi trường làm việc ngành logistics
Nhìn chung môi trường làm việc ngành logistics rất năng động và chuyên nghiệp, đặc biệt hơn chỉ làm các ngày trong tuần vì thứ 7, chủ nhật các cơ quan hành chính đều nghỉ.
Bên cạnh đó, làm việc trong ngành Logistics còn giúp bạn được trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế và làm việc với những đối tác lớn và học được cách làm việc chuyên nghiệp của họ.
Nhờ những lợi thế này của môi trường làm việc ngành logistics sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức mới, rèn giũa những kỹ năng và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm phong phú trong và ngoài nước. Từ những kinh nghiệm và kiến thức này, bạn sẽ dễ dàng đạt được nhiều thành tựu và thăng tiến trong công việc.
5. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngành Logistics và các cơ nghề nghiệp mở ra khi bạn quyết định theo đuổi ngành đang “HOT” này. Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đang cố gắng mở rộng thị trường sang Việt Nam, vì thế nhu cầu nhân lực trong ngành Logistics sẽ ngày càng tăng trong tương lai.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong ngành Logistics