LPI chỉ số năng lực đo lường của quốc gia về ngành logistics, đây là do ngân hàng thế giới đưa ra để đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động logistics của một quốc gia. Năm 2018, Việt Nam chúng ta đã xếp hạng thứ 39. Đến năm 2023 chỉ số LPI của Việt Nam xếp hạng thứ 43, như vậy, chúng ta cũng đã lùi xuống 4 bậc so với năm 2018.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường logistics tại Việt Nam bình quân hàng năm từ 14-16%
Dự thảo Chiến lược hiện nay đưa ra con số xếp hạng là 45. Một số ý kiến cho rằng, con số này là khá thận trọng. Tuy nhiên, hiện tất cả các quốc gia khác đều quan tâm đến việc nâng cao chỉ số LPI và sự tiến bộ của các quốc gia khác chúng ta cũng cần phải ghi nhận nhằm đưa ra một chiến lược với mục tiêu rõ ràng.
Vì vậy, chúng ta đang tiếp cận một cách thận trọng nên đã đưa ra con số xếp hạng thứ 45 như trong dự thảo Chiến lược. Trước ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý,… có thể Ban soạn thảo sẽ cân nhắc đưa ra mức phấn đấu với con số 40. Tuy nhiên để làm được việc này chúng ta phải đưa ra sự so sánh chuẩn sát với các con số tương quan giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 6 – 8%; tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ logistics hằng năm đạt 15 – 20%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60 -70%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 – 18% GDP; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 45 trở lên.
Giai đoạn đến năm 2050 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 12 – 15%; tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ logistics hằng năm đạt 10 – 12%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 70 – 90%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 10 – 12% GDP; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 30 trở lên.
Xem thêm: Hàng nghìn container tấp nập tại các cảng biển phía Nam đầu xuân 2024