Ứng dụng AI trong Dịch Vụ Logistics được xem như một chiếc chìa khóa quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Theo báo cáo mới nhất của McKinsey, ngành logistics hiện nay chiếm khoảng 8%-10% GDP toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ AI vào các khâu quản lý, vận hành logistics có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la mỗi năm.
Trong thời đại số hóa toàn cầu, AI được ví như một công cụ mạnh mẽ giúp tối đa hóa chi phí, đồng thời nâng cao độ chính xác và tốc độ xử lý thông tin trong các khâu quản lý và vận hành. Hiện nay, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam đã và đang dần thích ứng với AI, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.
1. Tổng quan tình hình doanh nghiệp ứng dụng AI trong Dịch Vụ Logistics:
Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện nay đang cung cấp từ 2-17 dịch vụ logistics khác nhau, chủ yếu là giao nhận, vận tải, kho bãi và khai báo hải quan,… Tỷ lệ lên đến khoảng 50%-60% áp dụng các loại hình công nghệ vào vận hành, tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng tài chính vẫn đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng ứng dụng AI trong Dịch Vụ Logistics.
Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA), việc ứng dụng ứng dụng AI trong Dịch Vụ Logistics trong ngành logistics hiện vẫn đang gặp nhiều hạn chế. Ví dụ như dịch vụ khai báo hải quan điện tử bắt buộc chỉ mới đạt 75,2%. Các ứng dụng CNTT khác đều có tỷ lệ áp dụng CNTT ở mức thấp hơn mức trung bình, chẳng hạn như:
- Hệ thống quản lý giao nhận: 41,9%
- Theo dõi và truy xuất: 38,5%
- Hệ thống quản lý vận tải: 37,6%
- Soi mã vạch: 27%
- Quản lý nhân sự: 26,4%
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ AI trong việc quản lý đơn hàng chỉ mới đạt 16,9%, thương mại điện tử là 15,5% và logistics cho ngành TMĐT tử chỉ đạt 10,8%. Điều này cho thấy ngành logistics tại Việt Nam vẫn chưa bắt kịp nhu cầu phát triển và xu hướng hiện nay.
Ngoài ra, mức độ ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng bền vững cũng ở mức rất thấp, với logistics thông minh chỉ đạt 6,1% và logistics xanh là 5,4%. Các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong việc áp dụng CNTT và chuyển đổi số để đạt mục tiêu 50% ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics vào năm 2030, mục tiêu này được đề ra bởi Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA).
Theo Khảo sát của Vietnam Report trong một năm qua cho thấy, 100% doanh nghiệp ngành logistics đã tăng cường đầu tư vào chuyển đổi số. Đáng chú ý, 86% doanh nghiệp kỳ vọng rằng ứng dụng công nghệ AI và số hóa sẽ mang lại lợi ích lớn về năng suất và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, 36% doanh nghiệp tin rằng việc ứng dụng công nghệ AI sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng bao gồm giao hàng đúng thời gian, tự động cập nhật trạng thái đơn hàng, giảm thời gian chờ đợi, giao diện dễ sử dụng và dịch vụ cá nhân hóa.
Khoảng 68% số doanh nghiệp đã triển khai các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 như:
- Internet of Things: 86%
- Điện toán đám mây: 82%
- Trí tuệ nhân tạo: 45%
- Big Data và blockchain: 42%
Tại Việt Nam, AI được ứng dụng trong logistics ở 4 lĩnh vực chính:
- Vận tải đường bộ: Tối ưu hóa phương tiện vận chuyển và lộ trình để nâng cao tỷ lệ lấp đầy xe.
- Kho hàng thương mại điện tử: Tự động hóa quản lý kho, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh.
- Sản xuất: Kết hợp tự động hóa và sản xuất tinh gọn nhằm tăng hiệu quả và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Sử dụng hệ thống thông tin, tự động hóa chuỗi cung ứng từ khâu thu mua đến phân phối.
2. Lợi ích của việc ứng dụng AI trong dịch vụ logistics:
- Dự báo nhu cầu hàng hóa chính xác: AI giúp phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng hiện tại để dự báo nhu cầu hàng hóa, tối ưu quản lý tồn kho. Theo Gartner, các công ty ứng dụng AI có thể giảm đến 30% lượng tồn kho không cần thiết. Ví dụ, Walmart đã tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm nhờ AI.
- Tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển: AI tạo ra các kịch bản vận tải tối ưu, giảm thời gian và chi phí vận chuyển. Báo cáo của Deloitte cho thấy các công ty sử dụng AI có thể tăng hiệu suất lên đến 30%. Amazon đã giảm 10% thời gian giao hàng và tiết kiệm 15% chi phí nhờ AI.
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng: AI tạo ra nội dung phản hồi tự động và cá nhân hóa, giúp trả lời câu hỏi khách hàng nhanh chóng và chính xác. Báo cáo của IBM cho thấy AI chatbot giảm 30% thời gian xử lý câu hỏi và tăng 25% mức độ hài lòng. Accenture cho biết 80% khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ được hỗ trợ bởi AI.
-
Thách thức, hạn chế và khuyến nghị:
Ứng dụng công nghệ AI sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động logistics nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức tại Việt Nam như chi phí đầu tư cao, khả năng thích ứng của hạ tầng công nghệ và thiếu hụt nhân lực có chuyên môn. Báo cáo của BCG cho thấy 60% doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nhân lực có kỹ năng. Việc đào tạo và phát triển kỹ năng sử dụng AI là yếu tố quan trọng.
Báo cáo của Forrester cũng cảnh báo về rủi ro bảo mật nếu không được quản lý tốt. Doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng lộ trình triển khai chi tiết và thiết lập biện pháp bảo mật chặt chẽ. Hợp tác với các chuyên gia AI sẽ giúp tận dụng tối đa công nghệ tiên tiến, theo nghiên cứu của McKinsey.
Để đẩy mạnh ứng dụng AI trong dịch vụ logistics, doanh nghiệp cần:
- Xây dựng lộ trình chuyển đổi số rõ ràng.
- Xác định các lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình ứng dụng công nghệ và tìm kiếm tư vấn từ các chuyên gia.
- Đảm bảo quá trình chuyển đổi dựa trên nền tảng công nghệ số được tiến hành vững chắc, với mục tiêu tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu nguồn lực.
Xem thêm: Mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050