Trong ngành xuất nhập khẩu và vận tải quốc tế, có rất nhiều khái niệm cần được hiểu rõ. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này thì cần nắm rõ các khái niệm để tránh sai sót trong quá trình làm việc và thao tác hàng hóa. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu CFS là gì trong xuất nhập khẩu và sự khác biệt giữa CY và CFS là như thế nào, cách tính phí CFS ngay trong bài viết sau đây
1. CFS là gì trong xuất nhập khẩu?
CFS là viết tắt của từ Container Freight Station trong tiếng anh. Được hiểu cơ bản là một trạm thu gom hàng hóa từ các chủ hàng để đóng vào container hoặc phân luồng hàng hóa từ một container ra cho các đơn vị vận chuyển.
CFS thường nằm bên ngoài cảng và được sử dụng nhiều nhất với dạng lô hàng LCL(Less Than Container Load). Như vậy, ta có thể hiểu rằng CFS là một địa điểm cố định chuyển để đóng hoặc dỡ hàng ra khỏi Container.
2. CY là gì trong xuất nhập khẩu?
CY là viết tắt của từ Container Yard trong tiếng anh chuyên dùng trong ngành xuất nhập khẩu. CY dùng để chỉ các bãi tập kết container, thường sẽ nằm trong cảng. Các container đặt tại Container Yard sẽ được lưu giữ ở đó trước khi được đưa lên tàu hoặc sau khi container đã được dỡ xuống từ tàu.
3. Các thuật ngữ CY/CFS trong ngành xuất nhập khẩu
- CY / CFS là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ giao nhận Container tại những địa điểm của người gửi và người nhận hàng
- CY / CY là thuật ngữ chỉ dịch vụ giao nhận nguyên container xuất phát từ cảng người gửi đến cảng người nhận
- CFS / CFS: là thuật ngữ dùng cho các hàng lẻ, người gửi đem hàng đến trạm CFS để đóng vào container, sau đó container sẽ được vận chuyển đến trạm thu gom gần người nhận và dỡ hàng, người nhận phải đem đến trạm thu gom để nhận hàng.
- CY / CFS: là thuật ngữ chi địa điểm nhận nguyên container từ cảng của người gửi được đưa đến trạm thu gom ở gần người nhận hàng và dỡ hàng. Người nhận hàng phải đến trạm thu gom (CFS) để nhận hàng.
- CFS/CY: là thuật ngữ chỉ địa điểm người gửi hàng phải đem hàng đến trạm thu gom(CFS) để đóng vào container và container đó sẽ được vận chuyển đến cảng của người nhận.
Xem thêm: SI là gì trong xuất nhập khẩu
4. Phí CFS là gì?
4.1. Các dịch vụ bao gồm trong CFS là gì?
- Vận chuyển container từ cảng về CFS.
- Xếp dỡ container.
- Gom và phân chia hàng hóa.
- Sắp xếp pallet
- Quản lý tài liệu.
- Hoàn tất quy trình khai báo hải quan.
- Bốc hàng từ kho CFS lên xe tải lấy hàng.
- Và nếu có giao hàng chặng cuối, CFS cũng sẽ đảm nhận việc vận chuyển đó trong một số trường hợp nhất định.
4.2. Quy trình thu phí CFS như thế nào?
Phí CFS sẽ do hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho CFS. Hàng hóa này sẽ bao gồm các lô hàng lẻ, hàng nhập khẩu nhưng chưa hoàn tất các thủ tục và hàng xuất cần phải được kiểm tra theo quy định.
Việc thu CFS sẽ diễn ra như sau:
- Các nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS trực tiếp từ forwarder
- Các forwarder sẽ chịu trách nghiệm thu lại từ khách hàng khi hàng đã được xuất – nhập khẩu. Phí CFS sẽ phụ thuộc và khối lượng hàng hóa. Lưu ý, nên tránh sử dụng các forwarder có mức thu cao nhằm đảm bảo chi phí cho lô hàng không vượt quá chi phí.
4.3. Một số thông tin liên quan đến phí CFS là gì trong xuất nhập khẩu?
- Kho CFS do cảng quản lý nên đơn vị thu phí ban đầu sẽ là cảng. Tiếp đó, cảng sẽ tiến hành thu và đóng ghép hàng LCL khi cảng đã nhận được phí CFS từ chủ hàng. Phí CFS sẽ được thu trực tiếp ở cảng xuất và đầu nhập khẩu.
- Mức phí CFS thường sẽ dao động từ 15 – 18 USD, nhưng trên thực tế thì mức phí CFS có thể cao hoặc thấp theo đơn vị vận chuyển hoặc tùy thuộc vào thời điểm.
5. CFS giúp ích gì cho doanh nghiệp của bạn trong hoạt động xuất nhập khẩu?
CFS giúp đơn giản hóa và đảm nhiệm toàn bộ quy trình vận chuyển cho bạn, từ đó cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và đảm bảo giao hàng kịp thời. Đây là cách vận chuyển CFS hỗ trợ doanh nghiệp của bạn:
5.1. CFS khi xuất khẩu
Nếu doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu hàng hóa, CFS sẽ xử lý mọi thứ. Bạn chỉ chịu trách nhiệm đưa hàng hóa và hóa đơn vận chuyển đến ga sau khi cơ quan CFS tiếp quản.
Hàng hóa của bạn và hóa đơn vận chuyển đến ga. Hàng hóa được dỡ xuống và người giám sát CFS hạch toán việc hàng hóa đến nơi. Sau đó, cơ quan hải quan tiến hành thủ tục thông quan. Sau khi quá trình đó hoàn tất và cơ quan hải quan phát hành vận đơn với nội dung “cho phép xuất khẩu”, CFS bắt đầu xếp hàng vào container. Sau đó thùng chứa được niêm phong và đánh dấu. Cơ quan CFS sau đó sẽ gửi hàng đến cảng/nhà ga để xuất khẩu.
5.2. CFS khi nhập khẩu
Đơn vị của bạn đến CFS đích, trạm sẽ dỡ hàng và gửi đi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Chủ hàng hoặc đại lý thanh toán chi phí và nộp phiếu nhập hàng. Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan và nộp thuế, hàng hóa sẽ được chuyển đến cơ quan hải quan. Hải quan cấp giấy nhập cảnh với lệnh “miễn phí”. Sau đó, người giám sát CFS sẽ gửi hàng đến nhà nhập khẩu bằng giấy thông hành.
Nhân viên trạm vận chuyển hàng hóa container sẽ đơn giản hóa toàn bộ quy trình vận chuyển đối với tất cả hàng hóa LCL và FCL cho bạn. Hãy nghĩ đến tất cả thời gian và năng lượng mà nó giúp bạn và doanh nghiệp của bạn tiết kiệm!
Thêm vào đó, CFS hoạt động như một phần mở rộng của cảng. Do đó, giúp các cảng giảm ùn tắc đồng thời đơn giản hóa toàn bộ quy trình. Điều này giúp công ty của bạn tránh khỏi các chi phí phát sinh liên quan đến việc luân chuyển container xảy ra vì nhiều lý do, một trong số đó là các cảng bị tắc nghẽn nặng nề.
6. Kết luận
Trên đây là các thông tin quan sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi CFS sẽ gì trong xuất nhập khẩu, phí CFS và sự khác nhau giữa CY và CFS. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu.
Xem thêm: CBM là gì trong xuất nhập khẩu